" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Câu chuyện Phật giáo

Tự cứu lấy mình – Câu chuyện Phật Giáo

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Câu chuyện Phật giáo, Truyện Ngắn
0
Tự cứu lấy mình – Câu chuyện Phật Giáo

Thiện La Ni Tân nghe nói đức Phật đang thuyết pháp tại Tinh xá Kỳ Viên. Ngày hôm ấy, ông thành tâm cung kính một mình đến vườn Kỳ Viên mong được đức Phật khai thị. Nhưng ông không vào thẳng trong tinh xá trang nghiêm hùng vĩ mà chỉ đứng lảng vảng ngoài rừng cây do dự, từ xa nhìn vào toà Kỳ Viên tĩnh lặng u mỹ, trong lòng vô cùng hâm mộ.

Lâu lâu ông ngóng về phía tinh xá, lẩm bẩm tự bảo:

Related articles

Vì sao người ta niệm Phật thì thường sẽ bớt đau khổ hơn? Niệm Phật để làm gì?

Sự tích về việc phật tử ngày nay thường dâng hoa cúng dường khi lễ Phật

– Thế nào đức Phật cũng sẽ bước ra!

Từ hơn mười năm qua ông cứ mãi tìm cách thoát khỏi sự đau khổ của đời người nhưng không sao tìm ra được giải pháp, và bị kẹt vào một sự mâu thuẫn khiến cho ông cứ khổ sở không một phút giây nào yên tịnh.

Trong quá khứ, hễ có chuyện gì không vui là ông chạy đi xem bói, cầu thần linh, nhưng sau bao nhiêu năm, những vị thần linh mà ông vẫn cung phụng đó, không vị nào thỏa mãn được điều ông mong cầu. Dần dần ông sinh tâm hoài nghi: “Thần linh liệu có giải trừ được sự đau khổ của kiếp người, và có đem lại được hạnh phúc cho nhân thế hay không?”

Thế là ông rơi vào hố sâu của sự mâu thuẫn, không thể nào thoát ra được. Vì thế ông sinh đủ thứ bệnh, tinh thần thì đa sầu đa cảm, thân thể thì héo úa, bất an.

Trong lúc ông đang chìm đắm trong những suy tư ấy thì từ bên ngoài có một vị tỳ-kheo trở về tinh xá. Thiện La Ni Tân thấy vị tỳ-kheo trang nghiêm, thái độ uy nghi trầm tĩnh, không cầm lòng được bèn bước đến trước vị ấy cung kính hỏi:

– Ngài có phải là một đạo sư Bà-la-môn không?

– Không, tôi là một tỳ-kheo, đệ tử của đức Phật.

Thiện La Ni Tân giương to cặp mặt kinh ngạc, tỳ-kheo là gì? Đệ tử của đức Phật có nghĩa là sao? Ông chưa từng nghe qua những điều ấy, và mập mờ phỏng đoán rằng:

– Ngài là một vị thánh đang tìm cầu chân lý của nhân sinh chăng?

– Không những tôi đang tìm cầu chân lý của nhân sinh, mà còn là một người xuất gia đang tìm cầu giải thoát sự đau khổ của chính cuộc đời này nữa!

– Vậy thì ngài có thể nói cho tôi biết làm cách nào để giải thoát sự đau khổ của đời người?

– Hãy dựa vào sự cố gắng của chính mình!

Vị tỳ-kheo trả lời một cách giản dị nhưng rất khẳng định.

Như sấm sét bùng nổ giữa bầu trời quang đãng, Thiện La Ni Tân vừa nghe được tiếng chuông chân lý, đánh đổ quan niệm của ông vẫn cho rằng tất cả con người chỉ có thể nương vào sức cứu độ của thần linh mới thoát được mọi khổ đau mà thôi. Ông bàng hoàng khâm phục hỏi tiếp:

– Dùng sức của chính mình để tự giải trừ khổ đau, phải chăng đó là kiến giải thù thắng mà ngài tự mình đặc biệt khám phá ra?

– Không! Đó là lời thầy tôi dạy, tôi chỉ nhắc lại lời của thầy tôi cho ông nghe, riêng phần tôi thì không có kiến giải thù thắng đặc biệt nào của riêng mình.

– Thầy của ngài! Thầy của ngài là ai?

– Thầy tôi là bậc đã hoàn toàn giác ngộ chân lý của nhân sinh và vũ trụ, thầy tôi chính là đức Phật!

– A! Tôi nghe nói có một vị gọi là Phật, hôm nay tôi đến đây cũng chính là để tìm gặp vị ấy.

Thiện La Ni Tân nói như chợt nhớ ra tại sao mình đang có mặt ở chỗ này.

– Thế à, thế thì ông đã gặp đức Phật chưa?

– Chưa, tôi chưa gặp Ngài. Tuy nhiên tôi thường nghe người ta tán tụng rằng đức Phật có phẩm cách cao quý và tinh thần cứu thế cao cả, nên tôi ngưỡng mộ Ngài đã từ lâu.

– Ông tới đây là vì muốn bái kiến đức Phật phải không?

– Đúng vậy. Tôi muốn bái kiến đức Phật, nhưng tôi là một người quá đỗi tầm thường, liệu đức Phật có bằng lòng cho tôi gặp mặt hay không?

– Xin ông đừng do dự nữa, trong tâm từ bi quảng đại của đức Phật không có sự phân biệt sang hèn. Ngài thường hộ niệm tất cả chúng sinh một cách bình đẳng cho nên dĩ nhiên sẽ vui lòng cho ông gặp.

Thiện La Ni Tân nghe thế bèn đi theo sau vị tỳ-kheo ấy tiến vào bên trong tinh xá để bái kiến đức Phật. Lúc ấy đức Phật đang trụ trong thiền định, Ngài mở mắt dùng từ nhãn nhìn Thiện La Ni Tân mà nói:

– Thiện La Ni Tân! Ông đến thật đúng lúc. Ông có vấn đề chi cứ việc hỏi ta!

Thiện La Ni Tân không ngờ đức Phật lại ưu ái mình như vậy, ông vội gieo cả năm vóc xuống đất đảnh lễ và nhìn lên khuôn mặt trang nghiêm từ ái của đức Phật, nói:

– Bạch Thế Tôn! Thân con nay đã hư hoại hết rồi! Cũng vì cái thân gầy mòn suy nhược và bệnh hoạn này mà con kinh nghiệm được cái khổ nạn của sinh lão bệnh tử, và biết rõ rằng thân thể là căn nguyên của mọi sự đau khổ. Vì lý do đó mà con đã tin tưởng những gì Bà-la-môn ngoại đạo nói, và cầu xin sự gia bị của thần linh. Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo và bệnh vẫn hoàn bệnh, nên dần dần con bắt đầu nghi ngờ thần linh. Thế Tôn! Trong tâm con hiện nay đầy dẫy những mâu thuẫn, nên con xin thỉnh ý Ngài. Con nên hay không nên đặt hết niềm tin vào thần linh?

Đức Phật yên lặng nghe Thiện La Ni Tân nói hết rồi mới đưa tay chỉ một ngôi làng cách khu Kỳ Viên không xa lắm, nhẹ nhàng hỏi:

– Thiện La Ni Tân! Ông hãy nhìn những người nông phu trong ngôi làng kia! Giả sử vào mùa xuân, khi vạn vật đang sinh trưởng, họ không lo khổ công cày ruộng gieo giống mà ngày ngày chỉ ngồi trước mặt thần linh cầu nguyện để có một mùa gặt phong phú vào mùa thu, thì ông nghĩ sao? Nếu tự họ không cày bừa gieo hạt, thần linh có sẽ làm cho họ được mùa hay không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Nếu không cày bừa gieo giống thì có cầu nguyện mấy đi nữa, đứng trước một bãi đất hoang cũng không thu hoạch được gì cả.

– Thiện La Ni Tân, ông trả lời rất đúng. Thì cũng thế thôi, có nhiều người không làm việc theo chính nghiệp, không chịu vận động, thân thể ngày càng suy yếu, gia cảnh ngày càng nghèo khó, giống như một thủa ruộng không được cày bừa ngày càng hoang phế, chắc chắn không phải nhờ cầu thần linh mà thân thể khoẻ mạnh, gia cảnh khá giả, và đến mùa thu thì lại được một mùa gặt phong phú đâu!

Thiện La Ni Tân im lặng gật đầu, ông cảm thấy lòng mình từ từ trở nên thư thái, nhẹ nhàng. Đức Phật hỏi tiếp :

– Thiện La Ni Tân! Nếu có một người nông phu, đang lúc mùa xuân vạn vật xinh tươi, khổ công cày bừa gieo hạt, nhưng lại không cầu xin ân huệ gì của thần linh, thì ông nghĩ xem, có phải do vì người ấy không cầu xin thần linh mà không gặt hái được gì trong ruộng của mình không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Chỉ cần cày bừa gieo hạt trong ruộng thì tuy không cầu xin thần linh, đến mùa thu vẫn được mùa như thường!

– Thiện La Ni Tân! Thì cũng y như thế, nếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta chịu cần kiệm, chịu vận động, thì tự nhiên thân thể sẽ khoẻ mạnh, gia đình sẽ giàu có, y hệt như việc gieo hạt trong ruộng đất kia vậy.

Cho nên Bà-la-môn ngoại đạo cầu thần linh không phải là một biện pháp để giải thoát sự đau khổ của đời người, chỉ có từ trong sự hoạt động bình thường của thân tâm mà tinh tiến làm việc thiện, ngưng bặt mọi chuyện ác, khiến thân tâm thanh tịnh, chúng ta mới giải thoát được sự đau khổ và bước vào đất thánh tịnh lạc được!

Thiện La Ni Tân nghe diệu pháp của đức Phật như được uống thuốc thánh để trị bệnh, căn bệnh mâu thuẫn trong tâm ông được chữa lành trong khoảnh khắc. Ông cảm thấy chưa bao giờ hoan hỉ như thế. Ông chí thành đảnh lễ đức Phật để cảm tạ, và từ đó nguyện quy y Tam bảo, nỗ lực hành trì theo lời đức Phật dạy!

ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

Vì sao người ta niệm Phật thì thường sẽ bớt đau khổ hơn? Niệm Phật để làm gì?

Vì sao người ta niệm Phật thì thường sẽ bớt đau khổ hơn? Niệm Phật để làm gì?

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Khi đức Phật đã chứng quả Vô Thượng Bồ Đề thì có rất nhiều người đi theo Ngài xuất gia học đạo. Dưới sự hướng dẫn...

Sự tích về việc phật tử ngày nay thường dâng hoa cúng dường khi lễ Phật

Sự tích về việc phật tử ngày nay thường dâng hoa cúng dường khi lễ Phật

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Có một lần đức Phật đi dạo ở thành La Duyệt. Trời đương độ mùa xuân, cảnh xuân tươi đẹp, thời tiết lý tưởng. Đức Phật...

Triết lý giữa sự sống và cái chết của muôn loài trên cuộc đời này

Triết lý giữa sự sống và cái chết của muôn loài trên cuộc đời này

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác nên đã tìm đến cửa Phật,...

Sự tích về ánh hào quang của Đức Phật – Tại sao Đức Phật lại có hào quang?

Sự tích về ánh hào quang của Đức Phật – Tại sao Đức Phật lại có hào quang?

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Ở thành Xá Vệ có một vị trưởng lão tên là Tài Đức. Ông có một đứa con trai, mới lên năm tuổi đã thường được...

Câu chuyện Phật giáo: Vua Ưu Điền với Pháp ly dục

Câu chuyện Phật giáo: Vua Ưu Điền với Pháp ly dục

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Khi Phật còn tại thế, có một nước tên là Câu Lâm, vua nước ấy hiệu là Ưu Ðiền. Trong nước có ông triệu phú tên...

Next Post
Quỷ mẹ – Câu chuyện Phật giáo

Quỷ mẹ - Câu chuyện Phật giáo

Không được lãng phí – Câu chuyện Phật giáo

Không được lãng phí - Câu chuyện Phật giáo

Hối lỗi sinh cõi trời – Câu chuyện Phật Giáo

Hối lỗi sinh cõi trời - Câu chuyện Phật Giáo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 17: Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi)
Sử Phật - Sự tích các vị Phật

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 17: Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi)

Tháng Mười Hai 11, 2020
33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 12: Bồ-Tát Mã-Minh (Asvaghosa)
Sử Phật - Sự tích các vị Phật

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 12: Bồ-Tát Mã-Minh (Asvaghosa)

Tháng Mười Hai 11, 2020

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.