" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Giảng Kinh Phật

Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Giảng Kinh Phật, Lời Phật Dạy
0
Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?

Buông xuống rất khó. Tại sao chúng ta không thể buông xuống được? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu. Nhìn thấu là như thế nào? Chúng ta không thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật của nhân sinh. Chân tướng là gì?

Kinh Kim Cang dạy rằng: “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Phật dạy chúng ta phải thường quán tưởng như vậy. Nói đơn giản, quán tưởng nghĩa là nghĩ tưởng. Chúng ta phải thường nghĩ những gì? Tất cả hết thảy các pháp đều là không, đều là giả. Chúng ta hãy nghĩ về ngày hôm qua, hôm qua đã trôi qua chẳng bao giờ trở lại. Nói tới ngày hôm nay, thì ngày hôm nay cũng sắp qua mất, thật sự là một giấc mộng. Đời người mấy mươi năm ngắn ngủi, thoáng chốc đã trôi qua mất.

Related articles

Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người

Quả báo của sự keo kiệt bủn xỉn với người khác

Trước khi đi ngủ và lúc thức dậy, chúng ta hãy suy nghĩ cho cặn kẽ lúc chúng ta ngủ mê, có khác gì là đã chết rồi hay không? Lúc chúng ta ngủ mê, nếu người ta khiêng thân thể chúng ta đi, chúng ta cũng chẳng hay biết gì hết. Do vậy, trên thế gian này có một vật gì là của chúng ta hay không? Đúng là ngay cả thân thể này cũng không phải của chúng ta, còn thứ gì là của mình nữa chứ? Có vật gì chúng ta có thể giữ chắc được, có vật gì có thể giữ mãi chứ? Tất cả đều là giả tạm, đều là nhọc lòng lo lắng uổng công! Chúng ta thường gọi đó là “dụng tâm sai lầm”.

Khi tỉnh giấc, nghĩ lại giấc mộng đêm qua, nghĩ tới những cảnh giới trong mộng, sau đó lại nghĩ tới những cảnh giới thực tại có khác gì không? Nếu chúng ta thường nghĩ như vậy, mỗi ngày đều nghĩ như vậy, thì đối với những chuyện của thế gian này, tự nhiên chúng ta sẽ hiểu rõ, sẽ cảm thấy lợt lạt, sẽ chẳng còn chấp chước nặng nề nữa, sẽ chẳng muốn tranh chấp nữa. Từ đó, sẽ có thể tuỳ duyên sống qua ngày, thật thà niệm Phật.

Mỗi ngày, chúng ta đều niệm Phật rất chăm chỉ, nhưng bất cứ chuyện gì cũng không chịu buông xuống. Như vậy công phu làm sao tiến bộ? Chỉ với công phu này, chúng ta chẳng thể vãng sanh, thì nói gì đến sanh về Phàm Thánh Đồng Cư Độ chứ? Đến giờ phút lâm chung, bắt buộc chúng ta cũng phải buông xuống tất cả. Nếu không chịu buông xuống, dù là có rất nhiều người đến trợ niệm cho chúng ta, thì với Tây Phương Cực Lạc, chúng ta không thể có phần. Chúng ta càng lưu luyến tiền tài, danh vọng, nhà cửa, con cái, vợ chồng….thì chúng ta càng phải luân hồi trong lục đạo. Một đời tu hành niệm Phật xem như là luống qua một cách vô ích vậy! Vì thế, chớ nên không biết chuyện này. Do vậy, lâm chung phải buông xuống.

Pháp sư Tịnh Không
Tôi đến từng tuổi này mỗi niệm đều cầu sanh Tịnh Độ, không có niệm thứ hai. Thế gian này đều không nghĩ đến nữa, tất cả đều buông xuống. Sau khi buông xuống thì tâm thanh tịnh, nhìn những gì đều thấy rất rõ ràng. Lúc nào cũng có thể ra đi, nơi nào đều có thể ra đi. Tôi không lựa chọn điều kiện gì cả. Mọi thời và mọi nơi đều được tự tại.

Lão hòa thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Trích Đại Kinh Khoa Chú (tập 120 – 18/10/2014)

Theo Niệm Phật

ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người

Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa. Chúng ta muốn tu hành được...

Quả báo của sự keo kiệt bủn xỉn với người khác

Quả báo của sự keo kiệt bủn xỉn với người khác

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Ở miền Nam Ấn Độ, cách thành Vương Xá không xa có một khu rừng trúc u nhã, yên tịnh tên là Ca Lan Đà. Trúc...

Có làm có chịu – Gieo “nhân” kiếp này có thể sẽ nhận “quả” kiếp sau

Có làm có chịu – Gieo “nhân” kiếp này có thể sẽ nhận “quả” kiếp sau

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Lúc đức Thích-ca Mâu-ni trụ tại thành Vương-xá, một hôm có một người lái buôn tên gọi là Phất Ca Sa muốn đi mua hàng hóa,...

Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? – Ấn Quang Đại Sư giải đáp

Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? – Ấn Quang Đại Sư giải đáp

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Nay đệ tử có một nghi vấn, cầu xin lão Pháp sư từ bi chỉ bảo: Đệ tử ăn chay niệm Phật đã nhiều năm, nghe...

Tu là gì? Tu tướng và tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm, tu tướng?

Tu là gì? Tu tướng và tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm, tu tướng?

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh...

Next Post
Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người

Khẩu nghiệp - Nghiệp từ miệng - Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

Linh ứng thần chú đại bi
Uncategorized

Linh ứng thần chú đại bi

Tháng Mười Hai 11, 2020
Ác khẩu và quả báo
Uncategorized

Ác khẩu và quả báo

Tháng Mười Hai 11, 2020

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.