" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Chú Đại Bi

Hình Trạng và Tướng Mạo của Đại Bi Thần Chú (Mười Đặc Tính của Đại Bi Tâm)

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Chú Đại Bi, Lời Phật Dạy
0
Hình Trạng và Tướng Mạo của Đại Bi Thần Chú (Mười Đặc Tính của Đại Bi Tâm)

Ta đang trì tụng Đại Bi Thần Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là gì? Đại Bi Thần Chú liên hệ như thế nào đến Mật Tông?

Thần Chú là gì?

Chú hay còn gọi là Thần Chú, Chân Ngôn hay Mật ngôn, tiếng Phạn là Đà La Ni (Dhàrani), tức là những câu nói bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát. Những mật ngôn này đối với phái Mật Tông được sử dụng như là những mật mã để chuyển âm những lời cầu nguyện của người hành trì đến với chư Phật, chư Bồ Tát trong khắp mười phương và được các ngài mau chóng cảm nhận để giúp đỡ hộ trì.

Related articles

Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?

Tu là gì? Tu tướng và tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm, tu tướng?

Thần Chú có tác dụng gì?

Đà La Ni được dịch qua tiếng Trung Hoa có nghĩa là Tổng Trì, tức là một loại thần lực có năng lực thâu nhiếp cùng bảo trì tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian không cho các thiện pháp bị tán loạn và ngăn che các ác pháp không cho phát sanh.

Đặc tính của Thần chú Đại Bi

Tuy thần chú là những lời nói nhiệm mầu, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lãnh hội được nội dung, ý nghĩa nhưng điều này không có nghĩa là khi trì tụng Thần chú Đại Bi ta chỉ đọc tụng lên một cách máy móc. Một khi đã biết được công năng và oai lực của Thần chú Đại Bi sẽ giúp ta hiểu được tướng mạo của Thần Chú Đại Bi, hay nói một cách rõ ràng hơn, đặc tính của Đại Bi Tâm. Những đặc tính này đã được Bồ Tát Quán Thế Âm giải thích rõ ở trong kinh khi đáp lại lời thỉnh cầu của vua trời Đại Phạm Thiên Vương, đó là :

o  Tâm Đại Từ Bi

o  Tâm Bình Đẳng

o  Tâm Vô Vi

o  Tâm Chẳng Nhiễm Trước

o  Tâm Không Quán

o  Tâm Cung Kính

o  Tâm Khiêm Nhường

o  Tâm không Tạp Loạn

o  Tâm Không Chấp Giữ

o  Tâm Vô Thượng Bồ Đề

Tâm là đối tượng của Thiền định. An tâm hay định tâm là mục tiêu của hành giả khi hành Thiền. Trong những giai thoại liên quan đến Thiền học chắc chắn ta đã từng được nghe hơn một lần những mẫu chuyện liên quan đến đề tài này. Câu chuyện “an tâm” giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả là một thí dụ nổi tiếng.

Hành giả tu tập thiền định có thể nương vào thần lực của Thần Chú Đại Bi, như là một phương tiện để định tâm và do khả năng chuyên chở mầu nhiệm của những âm thanh vi diệu này, hoà nhập vào bản thể của chân tâm, đạt đến cứu cánh giải thoát, niết bàn. Chân tâm là Phật tánh, vốn thường hằng, hiện hữu trong mỗi chúng sanh. Ta không thấy được chân tâm của mình vì vô minh, vì tội ác, nghiệp chướng như rong rêu tích tụ từ hằng hà sa số kiếp đang bao phủ nó. Bồ Tát Quán Thế Âm hằng thương yêu lo lắng cho chúng sanh đã giúp ta phương tiện diệu dụng là Thần chú Đại Bi, như chỉ cho ta một con đường tắt để hành trì tu tập, mau chóng tiến đến niết bàn. Trì tụng Thần chú Đại Bi chắc chắn sẽ làm vỡ ra những mảng tội ác, nghiệp chướng đã đeo đẳng, dính cứng vào thân ta từ bao đời, oai lực của nó sẽ như ngọn đuốc bùng lên giữa đêm dài vô minh tăm tối, làm bừng sáng, tỏ ngộ chân tâm. Mỗi tướng mạo của Thần Chú Đại Bi vì thế có thể là một đề mục lớn về Thiền quán cho hành giả suy gẫm trong khi hành thiền đồng thời là một mục tiêu để vươn tới trong hành trì tu tập.

Xuyên suốt và bao trùm lên tất cả là Tâm Đại Từ Bi, tức là tâm thương xót và ý hướng, quyết tâm cứu khổ. Khởi tụng thần chú Đại Bi cũng có nghĩa là khởi phát lòng thương xót đến tất cả chúng sanh. Trong cuộc sống đấu tranh đầy khắc nghiệt để sống còn, khi “con người là chó sói của người”, bất hạnh của kẻ khác đôi khi mang lại lợi lạc cho chính ta, lòng từ của con người đã bị thui chột. Nhưng nếu quả thật nhân loại cần tình thương như một chất liệu để nuôi dưỡng đời sống và để thăng hoa, Thần Chú Đại Bi chắc chắn sẽ là dòng nước cam lồ tưới lên cành cây khô thui chột, và từ đó hạt giống từ bi sẽ nẩy mầm trong mỗi chúng ta.

Mối liên hệ giữa Từ Bi và Trí Tuệ là một mối liên hệ duyên khởi. Thành tựu Tâm Đại Bi là điều kiện để phát sinh Trí Tuệ Bát Nhã, và Tâm Bình Đẳng tức Tâm “Vô phân biệt trí”cũng từ đó phát sinh. Tâm bình đẳng tức là tâm không phân biệt trong nhận thức và đối xử đối với chúng sanh. Không còn thân, không còn sơ, không còn màu da, chủng tộc, phái tính, không còn nghèo giàu sang hèn, không còn loài này và loài khác, chư thiên, trời, người, súc sanh, ngạ quỹ… tất cả đều bình đẳng, đều là đối tượng được thương yêu và cứu trợ khi cần thiết, bởi vì tất cả đều mang Phật tánh, đều là những vị Phật tương lai. Với Tâm Bình đẳng phát triển, mỗi hành giả sẽ là một hiện thân của Bồ Tát Thường Bất Khinh với đầy đủ tâm cung kính, tâm khiêm nhường trong cung cách sống và cư xử với mọi loại chúng sanh.

Có thể xem Tâm Đại Từ Bi, Tâm Bình Đẳng là hành trang cần thiết để đi vào Tâm Không quán. Thực hiện Tâm không quán tức là bước đầu đi vào triết học tánh Không của đạo Phật, là bắt đầu bước vào cửa ngỏ “Vô Môn Quan”, thấy được chân như, tự tánh. Có thể coi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một diễn giải đầy đủ ý nghĩa của Tâm không quán: “Quán Tự Tại Bồ Tát -một tên gọi khác của Bồ Tát Quán Thế Âm- hành thâm Bát Nhã, thường chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”: Bồ Tát Quán Thế Âm khi chứng được Trí Tuệ thâm sâu, Ngài thấy vũ trụ muôn sanh kết hợp trên dòng sông năm uẩn. Các pháp đều do nhân duyên sanh, không có tự tánh, không có sanh diệt, không có thêm bớt, không có tạo tác. Nhờ vậy Đức Quán Thế Âm thoát ra khỏi mọi khổ đau, ách nạn.

Tâm Không quán vì thế cũng bao gồm cả Tâm không nhiễm trước, Tâm không tạp loạn, Tâm không chấp giữ, tức là thực chứng Trí Tuệ Bát Nhã để từ đây hành giả sẵn sàng tiến thêm một bước cuối cùng đạt đến Tâm Vô Vi, Tâm Vô thượng bồ đề, tức cứu cánh giác ngộ, giải thoát.

Một cách tóm tắt, khi thấy được tướng mạo của Thần chú Đại Bi, mỗi khi trì tụng thần chú này hành giả phải phát tâm bồ đề rộng lớn, thề độ tất cả muôn loài, đối với chúng sanh phải khởi lòng bình đẳng và phải thường nên trì tụng chớ nên gián đoạn. Thần Chú Đại Bi chắc chắn sẽ là phương tiện diệu dụng giúp hành giả mau chóng đạt đến kết qủa trong Thiền định.

Tags: Chú đại bi
ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?

Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Buông xuống rất khó. Tại sao chúng ta không thể buông xuống được? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu. Nhìn thấu là như thế nào? Chúng ta...

Tu là gì? Tu tướng và tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm, tu tướng?

Tu là gì? Tu tướng và tu tâm là gì? Tại sao phải tu tâm, tu tướng?

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Chúng ta ai cũng hiểu cuộc đời là vô thường, nay còn mai mất, nay vầy mai khác, muôn sự không có gì tồn tại vĩnh...

Nói lời ác phải chịu quả báo – Câu chuyện Phật giáo

Nói lời ác phải chịu quả báo – Câu chuyện Phật giáo

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Lúc đức Phật thuyết pháp ở thành Tỳ Gia Lê, có một người tên là Ca La Việt, được nhìn thấy tôn nhan của Thế Tôn,...

Hối lỗi sinh cõi trời – Câu chuyện Phật Giáo

Hối lỗi sinh cõi trời – Câu chuyện Phật Giáo

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, ở Ấn Độ, đâu đâu cũng có thể nghe được tiếng thuyết pháp của đức Phật....

Không được lãng phí – Câu chuyện Phật giáo

Không được lãng phí – Câu chuyện Phật giáo

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị đệ tử được người ta cúng dường quần áo, mặc chỉ hai ba hôm là đã dơ...

Next Post
Khái niệm về các loại Thiền trong Phật Giáo: Thiền định và Thiền quán

Khái niệm về các loại Thiền trong Phật Giáo: Thiền định và Thiền quán

Làm Thế Nào Để Thực Hiện Đại Từ Bi Tâm Quán? – Niệm chú Đại bi đúng cách

Làm Thế Nào Để Thực Hiện Đại Từ Bi Tâm Quán? - Niệm chú Đại bi đúng cách

Bạn có biết Nam Mô mang nghĩa gì không? – Giảng giải chú đại bi Phần 1

Bạn có biết Nam Mô mang nghĩa gì không? - Giảng giải chú đại bi Phần 1

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 11: Tổ Phú-Na-Dạ-Xa (Punyayasas)
Sử Phật - Sự tích các vị Phật

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 11: Tổ Phú-Na-Dạ-Xa (Punyayasas)

Tháng Mười Hai 11, 2020
Uncategorized

Thước đo người tu

Tháng Mười Một 26, 2018

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.