" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Uncategorized

Đời sau muốn sanh về cõi nào?

Tâm Trần by Tâm Trần
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Uncategorized
0
Đời sau muốn sanh về cõi nào?

Related articles

Khẩu Nghiệp – Ác Khẩu và những quả báo về sau

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 28: Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

Đời sau muốn sanh về cõi nào – Pháp Sư Tịnh Không

Phàm phu chúng ta mang Nghiệp Báo Thân, chẳng tự do tí nào, hoàn toàn chịu sự chi phối của nghiệp lực. Nói chịu nghiệp lực khống chế thì mọi người khó hiểu, chúng ta nói cách khác, chịu vận mạng khống chế, chịu vận mạng chi phối thì mọi người dễ hiểu, thế nên: ‘tất cả đều là vận mạng, nửa điểm cũng chẳng do người’, bạn nói như vậy có khổ không? Mạng là gì? Mạng chính là nghiệp, nghiệp báo. Trước kia tạo thiện nghiệp, đời này được thiện báo, quá khứ tạo ác nghiệp, đời này chịu quả báo chẳng thiện, thế nên những thọ dụng cả đời này, ngạn ngữ có câu: ‘một miếng ăn, miếng uống, chẳng gì là không định sẵn’, tức là đạo lý này, đúng là nửa điểm – một tí gì cũng chẳng do người.

Nhưng Phật, Bồ Tát đến thế gian này, quý ngài đến đầu thai và cũng thị hiện chết đi, quý ngài sanh tử tự tại, không phải do nghiệp lực mà là nguyện lực. Ở thế gian này muốn sống cuộc đời như thế nào thì sống như thế ấy, muốn ở bao nhiêu năm thì ở bấy nhiêu, sanh tử tự tại. Lúc nào muốn ra đi, đi đến đâu, quý ngài hiểu rõ ràng, minh bạch, đến đi tự do, đó gọi là nguyện lực thọ thân, là nguyện lực chứ chẳng phải nghiệp lực. Chúng ta phải hiểu những đạo lý này rồi sau đó mới biết nên học Phật như thế nào, làm thế nào chuyển nghiệp lực của chúng ta thành nguyện lực, bản lãnh của chư Phật, Bồ Tát là ở chỗ này. Các ngài có thể chuyển, chúng ta cũng có thể chuyển, bắt đầu chuyển từ đâu? Phải bắt đầu chuyển từ tâm, sau khi tâm chuyển thì thân sẽ chuyển; nếu nói chuyển từ thân, tâm chẳng chuyển thì không được, chuyển như thế nào cũng chẳng giống, nhất định phải chuyển từ tâm.

Tâm thì phải ‘trụ’ chứ chẳng phải ‘tại’. Trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát có Thập Trụ, đó là nói về trụ, là ‘tâm trụ’ chứ không phải ‘thân trụ’. Bồ Tát trụ chỗ của Phật trụ, như vậy mới đúng. Trong kinh Phật nói với chúng ta có bốn chỗ trụ, bốn chỗ này đều chính xác. Hai thứ đầu vẫn còn ở trong lục đạo, chưa ra khỏi lục đạo. ‘Thiên trụ’ tức là đời sau nhất định có thể sanh đến trời Dục Giới. Trời Dục giới có sáu tầng, sau này sẽ giới thiệu cho chư vị biết. ‘Thiên trụ’ tức là tâm an trụ tại thập thiện nghiệp đạo, bố thí, trì giới, tu thập thiện nghiệp đạo thì đời sau bạn nhất định sẽ sanh lên trời, phước báo lớn hơn nhân gian chúng ta rất nhiều, hưởng phước trời. Thứ hai là ‘Phạm Trụ’, Phạm Trụ tức là tu thiền định, tu tâm thanh tịnh, hết thảy dục niệm đạm bạc, đối với ngũ dục lục trần coi rất lợt lạt, trong tâm tràn đầy từ, bi, hỷ, xả. ‘Từ’ là vui với người, đem an lạc cho người, giúp người an lạc; ‘Bi’ là làm cho người bớt khổ, chúng sanh có khổ, giúp họ giải quyết khổ nạn; ‘Hỷ’ là nhìn thấy người khác được phước, được chuyện tốt, nhất định chẳng có tâm đố kỵ, chỉ sanh tâm hoan hỷ; ‘Xả’ là có thể buông xuống vạn duyên. Tâm thường an trụ tại từ – bi – hỷ – xả, sanh đến trời Sắc Giới, hai cái ‘trụ’ trong Tam Giới này kể ra còn chính đáng. Nhưng người chúng ta hiện nay không như vậy, hiện nay tâm người an trụ ở đâu? An trụ ở tham, sân, si, mạn, như vậy thì không xong rồi! An trụ tại tham, sân, si, mạn, an trụ tại giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối thì quả báo sẽ ở ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Thế nên họ chẳng phải ‘Thiên trụ’, chẳng phải ‘Phạm Trụ’, mà là ‘Quỷ trụ, Ðịa ngục trụ, Súc sanh trụ’, họ làm những thứ này. Chúng ta đối với những Lý, Sự này rõ ràng, minh bạch, phải biết tâm an trụ ở đâu, sau này sanh ra hậu quả gì, vô cùng dễ sợ.

Thứ ba là ‘Thánh trụ’ tức là trụ ở tâm Bồ Ðề. Thánh giả là Tiểu Thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát tuy chẳng đồng nhưng họ có một điểm giống nhau, tức là tâm nhất định trụ tại Tam Muội (Chánh Định), đây là điểm tương đồng. Thứ tư là ‘Phật trụ’, trụ ở chỗ Phật trụ, nếu nhập vào cảnh giới này thì bạn sẽ là quả vị Thập Trụ Bồ Tát. Chân chánh học Phật nhất định phải an tại chỗ Phật trụ, Phật trụ ở đâu? ‘Ðại Tam Không Tam Muội’: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện; Vô Nguyện cũng gọi là Vô Tác. Nếu thực hiện trong Tịnh Tông thì an trụ ở ‘Niệm Phật Tam Muội (Niệm Phật Chánh Định)’, đối với những cảnh giới khác sâu rộng vô cùng, chúng ta rất khó cảm nhận, không bằng y theo lời dạy của Phật, chúng ta để tâm an trụ tại ‘Niệm Phật Tam Muội’, chuyện này tương đối dễ học tập. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, việc này thật sự là hiếm có, thù thắng khôn sánh.

Vui lòng nghe video bên dưới chi tiết hơn:

Tags: 20 điều khó của kiếp ngườiChú Đại Bi tiếng PhạnĐạo PhậtĐời sau muốn sanh về cõi nào?Niệm PhậtPhật PhápPhật tử
Tâm Trần

Tâm Trần

Related Posts

Khẩu Nghiệp – Ác Khẩu và những quả báo về sau

Khẩu Nghiệp – Ác Khẩu và những quả báo về sau

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Ngày xưa, trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con....

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 28: Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 28: Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Đầu thế kỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước này. Vua Hương-Chí sanh được ba người...

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 6: Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 6: Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka) sống ở đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn. Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo...

Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả

Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả

by Tâm Trần
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Mỗi tôn giáo đều có phương thức lí luận nhân quả của riêng mình, nội dung cũng không giống nhau. Luật nhân quả báo ứng được quan niệm khác nhau,...

Niệm Phật được cứu

Niệm Phật được cứu

by Tâm Trần
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Thời xưa có một người đàn bà hiền đức và tài giỏi, thường được gọi là bà Hiền Huệ. Nhờ bà thường lắng nghe Phật pháp...

Next Post
10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc

10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc

Khỏi bệnh và khỏe mạnh với 10 phút tập Đạt Ma dịch cân kinh

Khỏi bệnh và khỏe mạnh với 10 phút tập Đạt Ma dịch cân kinh

Gieo hạt mỗi ngày

Gieo hạt mỗi ngày

Discussion about this post

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

Uncategorized

Tháng Mười Hai 11, 2020
Lời Phật Dạy về đạo làm người
Uncategorized

Lời Phật Dạy về đạo làm người

Tháng Mười Hai 11, 2020

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.