" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Chú Đại Bi

Bạn có biết Nam Mô mang nghĩa gì không? – Giảng giải chú đại bi Phần 1

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Chú Đại Bi, Kinh Phật
0
Bạn có biết Nam Mô mang nghĩa gì không? – Giảng giải chú đại bi Phần 1

Hàng ngày chúng ta vẫn thường tụng Nam mô A – di – đà Phật. Nam mô Bổn sư Thích – ca Mâu – ni Phật. Nhưng quý vị có biết Nam – mô có nghĩa là gì không? Chắc là rất ít người biết được. Cách đây vài năm, có lần tôi đã đặt vấn đề này trong một pháp hội nhưng chưa một người nào có được câu trả lời hoàn chỉnh cả.

Nam mô là gì?

Nam mô, phiên âm chữ Nama từ tiếng Phạn. Trung Hoa dịch là “Quy y”; cũng dịch là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Related articles

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 3

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 2

Còn “Kính đầu” có nghĩa là hết sức cung kính và nương tựa vào đức Phật. Đó là ý nghĩa của Nam mô.

Còn “Quy y” có nghĩa là đem hết thân và tâm của mình, đem hết cả mạng sống của mình trở về nương tựa vào đức Phật.

Nói tổng quát. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là “Xin quy y Tam Bảo vô biên vô tận trong khắp mười phương”.

Đó chính là bản thể của Bồ tát Quán Thế Âm. Quý vị nên khởi tâm Từ Bi mà trì niệm. Mặc dù đó là bản thể của Bồ tát Quán Thế Âm, nhưng cũng có nghĩa là quy y với toàn thể chư Phật trong mười phương, suốt cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi quý vị trì niệm thần chú này. Không những chỉ nhắc nhở mình quy y với Tam Bảo thường trụ trong khắp mười phương vô biên vô tận mà còn khiến cho tất cả mọi loài hữu tình khi nghe được thần chú này cũng đều quay về quy y, kính lễ mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo.

Tam bảo là gì?

Tam bảo chính là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Quý vị nên biết rằng, trên thế gian này Phật bảo là cao quý nhất. Cũng thế, Pháp bảo và Tăng bảo là điều cao thượng và quý báu nhất. Không những cao quý ở thế gian mà còn cao quý đối với những cảnh giới xuất thế gian, cho đến đối với cõi trời phi tưởng phi phi tưởng nữa. Không còn có gì cao quý hơn Tam bảo trong Phật pháp nữa. Trong mười pháp giới thì cảnh giới Phật là cao nhất. Thế nên chúng ta cần phải cung kính quy ngưỡng và tín thọ nơi Tam bảo cao quý, phát khởi tín tâm kiên cố và thâm sâu, không một mảy may nghi ngờ.

Quy y Tam bảo sẽ có lợi ích gì?

Tối thiểu nhất là khi quý vị quy y Phật rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào địa ngục nữa; khi quý vị quy y Pháp rồi thì đời đời kiếp kiếp không còn đọa vào hàng ngạ quỷ (quỷ đói) nữa; khi quý vị quy y Tăng rồi thì qúy vị không còn bị đọa làm loài súc sinh nữa. Đây là những đạo lý căn bản của việc quy y Tam bảo.

Nhưng khi đã quy y rồi, quý vị phải tự nguyện và tinh tấn thực hành các việc lành, tương ứng với lời dạy của đức Phật thì mới xứng đáng gọi là quy y. Nếu quý vị vẫn còn giữ nguyên các tập khí ngày trước như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh dâm dục, nói dối, nghiện ngập và làm mọi điều mình thích để thỏa mãn ngũ dục thì quý vị không thể nào tránh khỏi đọa vào 3 đường ác (ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh). Bở vì trong Phật pháp không có sự nhân nhượng. Quý vị không thể nói: “Tôi đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, nên tôi sẽ không bao giờ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nữa. Vậy nên tôi có quyền làm điều gì tôi muốn…”

Quý vị phải thay đổi, chuyển hóa mọi tập khí xấu của mình và tích cực thực hành những việc thiện, dứt khoát không bao giờ làm những việc ác nữa. Nếu quý vị còn tiếp tục làm những việc xấu ác, thì quý vị sẽ bị đọa ngay vào địa ngục.

Đạo Phật không giống như ngoại đạo. Họ tuyên bố rằng: “Quan trọng nhất là niềm tin. Nếu có niềm tin thì dù có làm việc ác, cũng có thể vào được thiên đường. Còn ngược lại, nếu ai thiếu lòng tin, dù có gắng sức làm việc phúc đức, thì cũng sẽ rơi vào hỏa ngục”.
Nếu quý vị tin vào đức Phật mà vẫn tạo các nghiệp ác thì nhất định quý vị sẽ bị đọa vào địa ngục. Dù quý vị không tin vào đức Phật, mà vẫn gắng sức làm việc phước thiện thì quý vị vẫn được lên thiên đàng. Phật pháp không bao giờ mê hoặc con người bằng cách nói: “Nếu quý vị tin vào đức Phật, thì mọi điều sẽ được như ý.” Ngược lại, nếu quý vị tin vào đức Phật mà vẫn không chịu từ bỏ các việc ác thì quý vị vẫn phải bị đọa vào địa ngục.

Tại sao phải quy y Tam bảo?

“Được rồi”. Quý vị lại thắc mắc: “Nếu đã tin Phật rồi mà cũng đọa vào địa ngục như không tin, thì tại sao phải quy y Tam bảo?”

Chân chính quy y Tam bảo có nghĩa là phải từ bỏ việc ác, quay về đường thiện, sửa đổi mọi lỗi lầm. Như một người được khai sinh lại với tên mới, từ đây chỉ làm thuần túy những việc lành. Không làm những việc xấu ác nữa. Như thế mới đạt được lợi ích thiết thực. Chính vì vậy mà câu chú: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là: “Quy y Tam bảo vô cùng vô tận trong khắp mười phương”.

Khi quý vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quý vị. Lúc gặp tai chướng, quý vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quý vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quý vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết. Nên chú này được gọi là “Tăng ích pháp”.

Quý vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quý vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quý vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quý vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quý vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôI, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quý vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quý vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.

Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”. Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này.

Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quý vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.

Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.

Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.

Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảng lễ thường trụ Tam bảo.

Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận.

Tags: nam mô là gìQuy y Tam bảo
ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 3

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 3

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Xem lại:  Bạn có biết Nam Mô mang nghĩa gì không? – Giảng giải chú đại bi Phần 1 Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại...

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 2

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 2

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Trong phần 1, đã giới thiệu về chú Đại bi và Quy y tam bảo cũng như giải thích vì sao lại nên đi quy y...

Làm Thế Nào Để Thực Hiện Đại Từ Bi Tâm Quán? – Niệm chú Đại bi đúng cách

Làm Thế Nào Để Thực Hiện Đại Từ Bi Tâm Quán? – Niệm chú Đại bi đúng cách

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Từ Bi Quán là phương thức để huân tập lòng Từ Bi. Trong Phật giáo có rất nhiều phương pháp Từ bi quán mà cố Hoà...

Khái niệm về các loại Thiền trong Phật Giáo: Thiền định và Thiền quán

Khái niệm về các loại Thiền trong Phật Giáo: Thiền định và Thiền quán

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Thông thường khi nói đến Thiền là người ta thường nghĩ ngay đến thiền đốn ngộ, đến “dĩ tâm truyền tâm”, đến những công án hóc...

Hình Trạng và Tướng Mạo của Đại Bi Thần Chú (Mười Đặc Tính của Đại Bi Tâm)

Hình Trạng và Tướng Mạo của Đại Bi Thần Chú (Mười Đặc Tính của Đại Bi Tâm)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Ta đang trì tụng Đại Bi Thần Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là gì? Đại Bi Thần Chú liên hệ như thế...

Next Post
Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 2

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi - Phần 2

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi – Phần 3

Giảng giải ý nghĩa của Thần chú Đại bi - Phần 3

Bào thai chắp tay – Câu chuyện Phật giáo

Bào thai chắp tay - Câu chuyện Phật giáo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

Công Năng và Oai Lực của Thần Chú Đại Bi – Thần chú Diệt Ác Thú
Bồ Tát Quán Thế Âm

Công Năng và Oai Lực của Thần Chú Đại Bi – Thần chú Diệt Ác Thú

Tháng Mười Hai 11, 2020
Ham muốn ngủ nghỉ
Uncategorized

Ham muốn ngủ nghỉ

Tháng Mười Hai 11, 2020

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.