" data-ad-slot="4731807154015557">
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả
No Result
View All Result
Home Sử Phật - Sự tích các vị Phật

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 1 – Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
in Sử Phật - Sự tích các vị Phật
0
33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 1 – Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)

Cùng thời với đức Phật, có Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thuở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé này đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó).

Related articles

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 29: Tổ Huệ-Khả (Tổ Trung Hoa)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara)

Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới. Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình.

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật. Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhân đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục. Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta).

Một hôm, nhân nghe trong hư không có tiếng nói:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo. Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật.

Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi.

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi.

Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài. Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo:

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp:

– Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch: Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chỗ nhận những thức ăn cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật:

─ Con tuy già yếu, song không dám ở một chỗ, thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói:

– Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã đễ Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ: Như-Lai đệ tử Thả mạc Niết-bàn Đắc thần thông giả Đương phó kiết tập

Dịch: Đệ tử Như-Lai Chớ vội Niết-bàn Người được thần thông Nên đến kiết tập.

Thế là, sau Phật Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập. Chỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bã suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán. Sau đó, tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận. Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết tập đã viên mãn, nhân duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định

Nguồn: Tuvien.com

ATPMedia

ATPMedia

Related Posts

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 29: Tổ Huệ-Khả (Tổ Trung Hoa)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 29: Tổ Huệ-Khả (Tổ Trung Hoa)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Sư họ Cơ quê ở Võ-Lao, dòng tôn thất nhà Chu, cha mẹ Sư lớn tuổi không con, lắm phen đến chùa cầu con, sau mẹ...

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 27: Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Cuối thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn Ngài dòng Bà-la-môn ở Đông-Ấn. Cha mẹ mất sớm, Ngài đi theo xóm ăn xin qua ngày. Nếu...

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 26: Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 26: Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, con vua Đức-Thắng, Lúc bé, Ngài đã sùng mộ Phật giáo, tánh tình...

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 25: Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 25: Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Vào đầu thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn Ngài dòng Bà-la-môn người nước Kế-Tân, cha hiệu Tịch-Hạnh, mẹ là Thường-An-Lạc. Một hôm, bà Thường-An-Lạc nằm...

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 24: Tổ Sư-Tử (Aryasimha)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 24: Tổ Sư-Tử (Aryasimha)

by ATPMedia
Tháng Mười Hai 11, 2020
0

Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn Ngài dòng Bà-la-môn người Trung-Ấn. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh, tài hùng biện xuất chúng. Ngài có...

Next Post
33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 2 – Tổ A-Nan (Ananda)

33 VỊ TỔ ẤN HOA - Phần 2 - Tổ A-Nan (Ananda)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 3 – Tổ Thương-Na-Hòa-Tu (Sanakavasa)

33 VỊ TỔ ẤN HOA - Phần 3 - Tổ Thương-Na-Hòa-Tu (Sanakavasa)

33 VỊ TỔ ẤN HOA – Phần 4 – Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

33 VỊ TỔ ẤN HOA - Phần 4 - Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

Discussion about this post

CATEGORIES

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

RECOMMENDED

Câu chuyện Phật giáo: Sáu giác quan tranh công và cái kết
Truyện Ngắn

Câu chuyện Phật giáo: Sáu giác quan tranh công và cái kết

Tháng Mười Hai 11, 2020
Lý Do Ra Đời Của Thần Chú và Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm
Bồ Tát Quán Thế Âm

Lý Do Ra Đời Của Thần Chú và Phát Nguyện Của Bồ Tát Quán Thế Âm

Tháng Mười Hai 11, 2020

TAGS

6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học 6 cách đối nhân xử thế cả đời vẫn phải học - Ai cũng nên đọc qua một lần! 10 nguyên nhân giúp chúng ta thấy đươc giàu nghèo do đâu 10 điều khó ở cõi ta bà so với cực lạc 14 điều răn của Đức Phật 20 điều khó của kiếp người Bằng chứng khoa học về nhân quả báo ứng luân hồi Bồ Tát Quán Thế Âm Chú giải 20 điều khó của kiếp người Chú Đại Bi tiếng Phạn Chú đại bi Con người hơn nhau ở điểm nào Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân Giải đáp thắc mắc về luật nhân quả kinh phật kiếp trước kiếp sau luật nhân quả Làm sao biết có kiếp trước kiếp sau? Người niệm Phật có bị tai nạn hay không? Nhân duyên vợ chồng Nhân duyên vợ chồng cha mẹ và con cái nhân quả nhân quả ba đời nhân quả ba đời đạo Phật nhân quả báo ứng Nhân quả báo ứng cùng luật nhân quả nhân quả báo ứng luân hồi nhân quả luân hồi Niệm Phật Phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn Phật Phật Pháp Phật tử Quy y Tam bảo Trì niệm Chú Đại Bi đúng cách Trí tuệ trong đạo Phật Tu hành Tâm vân mệnh con người Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người? vô thường Đạo Phật Đời người vô thường - hãy làm những việc mình thích Đức Phật đối nhân xử thế

Phật Pháp

Phatphap.com.vn là Blog chia sẻ về các câu chuyện phật pháp, kinh phật, lời dạy và những bài giảng phật pháp, chia sẻ các khóa tu. Ngoài ra website còn tập trung hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chuyên Mục

  • Bồ Tát Quán Thế Âm
  • Câu chuyện Phật giáo
  • Chú Đại Bi
  • Giảng Kinh Phật
  • Kinh Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Truyện Ngắn
  • Uncategorized

Bài Viết Mới

  • Khẩu nghiệp – Nghiệp từ miệng – Chiếm gần một nửa số nghiệp của con người
  • Tại sao chúng ta không “buông bỏ” một điều gì đó hay buông tay một ai đó được?
  • Không ăn chay mà ăn mặn, ăn thịt – cá thì có mang tội sát sinh hay không?
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh Phật
    • Giảng Kinh Phật
    • Chú Đại Bi
    • Bồ Tát Quán Thế Âm
    • Niệm Phật
  • Lời Phật Dạy
  • Câu chuyện Phật giáo
    • Truyện Ngắn
    • Sử Phật – Sự tích các vị Phật
  • Nhân Quả

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.